Trợ giúp:Thảo luận Cấu trúc/Xem nhanh

From mediawiki.org
This page is a translated version of the page Help:Structured Discussions/Quick tour and the translation is 96% complete.
Outdated translations are marked like this.
PD Lưu ý: Khi bạn sửa đổi trang này, bạn đồng ý phát hành đóng góp của bạn theo giấy phép CC0. Xem trang trợ giúp cộng đồng để biết thêm. PD

Trang này sẽ dẫn bạn đi một vòng để biết về Thảo luận Cấu trúc.

Thảo luận Cấu trúc trước đây có tên gọi là "Flow".

Ở đây bạn sẽ tìm được những thông tin quan trọng nhất về Thảo luận Cấu trúc và cách sử dụng nó. Tất cả các thuật ngữ (viết nghiêng) đều được định nghĩa trong danh sách thuật ngữ.

Tại sao lại Thảo luận Cấu trúc

Thảo luận Cấu trúc là một cách mới để thảo luận. Cấu trúc của những cuộc thảo luận thường xuyên thay đổi: một trang thảo luận (một Bảng tin) giờ đây là một sự tổng hợp của các Đề tài và mỗi đề tài hoàn toàn độc lập với nhau và có thể xem riêng lẻ. Thảo luận Cấu trúc cho phép người dùng lựa chọn đề tài nào họ muốn theo dõi; mà không cần phải theo dõi toàn bộ trang.

Đề tài mới sẽ được thêm vào đầu trang. Đề tài có thể được sắp xếp theo thời điểm khởi tạo hoặc thời điểm có thay đổi cuối. Thảo luận Cấu trúc cho phép mọi người thảo luận bằng cách dùng cả trình biên tập trực quan lẫn trình biên tập wiki 2017.

Các nút bấm (trả lời, cảm ơn) được gắn kết với từng câu trả lời, sẵn sàng để dùng. Không cần phải kéo câu trả lời của bạn vào trong một cách thủ công, lưu trữ thảo luận hay sử dụng chữ ký nữa.

Giao diện

Thiết kế chung của bảng tin Thảo luận Cấu trúc. Các thành tố xung quanh tin nhắn (chữ ký, liên kết trả lời, công cụ...) không được hiển thị ở đây.

Tiêu đề bảng tin
Chữ nổi "Xem đề tài"

Khung văn bản Bắt đầu một Đề tài mới
Tiêu đề Đề tài
Tin nhắn 1
Tin nhắn 2
Trả lời tin nhắn 2 (bằng cách nhấn vào "trả lời" bên dưới tin nhắn #2)
Tin nhắn 3
(Khung Trả lời)
Đề tài khác, Tiêu đề khác
Tin nhắn 1
(Khung Trả lời)
Miêu tả bảng tin

Cách sử dụng Thảo luận Cấu trúc

Cơ bản về soạn thảo

Thanh công cụ của Thảo luận Cấu trúc, có nút để chỉnh kiểu chữ, liên kết, nhắc đến và, ở phía phải, chuyển sang trình soạn thảo khác (mã wiki hoặc trực quan).

Bạn có thể tham gia vào thảo luận bằng hai chương trình soạn thảo: trình soạn thảo trực quan (mặc định) và trình soạn thảo mã wiki 2017. Bạn có thể chuyển qua lại giữa chế độ soạn thảo trực quan và chế độ soạn thảo mã wiki.

Khi bạn gửi câu trả lời hoặc tạo một chủ đề mới, bạn thấy một thanh công cụ với 4 nút:

  • 3 nút phía bên trái (đối với bàn phím từ phải sang trái):
    • thay đổi kiểu chữ
    • thêm liên kết (với gợi ý và tìm kiếm)
    • nhắc đến ai đó (với gợi ý và tìm kiếm)
  • một nút ở bên phải để đổi qua lại giữa các trình soạn thảo.
  • 3 buttons on the left (on a right-to-left keyboard):
    • add style
    • add link (with suggestions and search)
    • mention someone (with suggestions and search)
  • one button on the right to switch between editors.

Khi soạn thảo, các phím tắt của mã wiki vẫn hoạt động trong chế độ soạn thảo trực quan. Để tìm hiểu thêm, xem các phím tắt Thảo luận Cấu trúc.

Trong phiên làm việc của bạn, trang web sẽ ghi nhớ hệ thống nào bạn chọn, trừ khi bạn định nghĩa một trình soạn thảo ưa thích trong tùy chọn (thẻ "Sửa đổi").

Nếu bạn đã chọn không sử dụng trình soạn thảo mã wiki 2017 và/hoặc trình soạn thảo trực quan, bạn sẽ thấy một vùng sửa đổi mã wiki đơn giản để đăng hoặc sửa trả lời, không còn thanh công cụ. Select "Kích hoạt trình soạn thảo trực quan và chế độ mã wiki mới trong Thảo luận Cấu trúc" in your preferences ("Sửa đổi" tab) to opt-in and have a toolbar.

Xin nhớ: bạn không cần phải vào hàng khi gửi tin, hoặc kết thúc tin nhắn bằng chữ ký nữa!

Tất cả các nội dung cơ bản về soạn thảo đều áp dụng được cho mọi thảo luận, trả lời hoặc khi bạn sửa Đề tài, Miêu tả, hoặc Tóm lược.

Gửi câu trả lời

Đến một đề tài chung

Mỗi người tham gia sẽ viết bên dưới thảo luận, theo trình tự thời gian. Nó cũng tương tự như thảo luận trên wiki thông thường nhưng không cần phải vào hàng, hoặc giống như trả lời email. Bài đăng của bạn sẽ được hiển thị bên dưới tất cả các bình luận và phụ thuộc vào Đề tài.

Nếu bạn cần nói gì đó đặc biệt với một người, bạn có thể nhắc tới người đó hoặc trả lời trực tiếp với họ (xem bên dưới). Nút "trả lời" được dùng trong trường hợp này, để tạo ra một sự lạc đề. Sự lạc đề này tạo ra một lùi hàng. Có thể thêm tối đa 7 cấp độ lạc đề.

Bài đăng của bạn sẽ được hiển thị bên dưới bình luận mà bạn trả lời, có lùi hàng nếu nó không phải là bài đăng cuối cùng trên Bảng tin. Bạn cũng có thể cảm ơn một ai đó.

Đến một người cụ thể trong một đề tài

Nếu bạn muốn nói gì đó với một người cụ thể, bạn có thể nhắc đến họ trong câu trả lời chung, hoặc nhấn vào nút "Trả lời" ở bên dưới bài đăng. Nhấn vào "Trả lời" sẽ thêm một Bài đăng, phía dưới Bài đăng mà bạn muốn trả lời trực tiếp, trừ phi bài đăng đó là bài cuối trong toàn bộ thảo luận. Đối với trường hợp này, chúng ta xem câu trả lời này là trả lời cho đề tài chung và câu trả lời sẽ nằm ngay phía dưới bài đăng cuối cùng.

Để có thêm ngữ cảnh cho câu trả lời của bạn, bạn cũng có thể trích dẫn tin nhắn của người khác bằng cách chép dán một phần của nó.

Bài đăng của bạn sẽ phụ thuộc vào Bài đăng mà bạn trả lời. Bài đăng này được thiết kế dành cho một câu trả lời cụ thể. Nó sẽ tách riêng ra khỏi thảo luận chính bằng một đường màu xám. Tuy nhiên, những ai đang theo dõi Đề tài này cũng đều nhận tin nhắn về câu trả lời của bạn, như mọi câu trả lời khác.

Tạo một thảo luận

Cách tạo một thảo luận: nhấn vào thanh "Tạo một đề tài mới".

Trên trang có dùng Thảo luận Cấu trúc, tạo một thảo luận mới rất dễ dàng: bạn chỉ cần nhấn vào trường "Tạo một thảo luận mới". Thảo luận Cấu trúc sẽ chuẩn bị sẵn cho bạn hai chỗ điền vào.

Chỗ đầu tiên là "bắt đầu một đề tài mới", chọn một tiêu đề phù hợp. Chỗ thứ hai là "Đăng một tin nhắn mới về...", thêm nội dung của bạn vào. Hãy chọn tiêu đề thật thông minh nếu bạn muốn thu hút sự chú ý của người đọc: mọi người sẽ đều nhìn thấy nó trong Thông báo của họ nhưng không nhìn thấy chi tiết.

Khi bạn đã sẵn sàng, nhấn vào nút "Thêm đề tài". Bài đăng của bạn đã lên sóng, những ai đang theo dõi trang sẽ nhận được thông báo có đề tài mới.

Bạn sẽ tự động theo dõi đề tài khi bạn tạo nó: bạn sẽ nhận được thông báo khi có ai đó trả lời.

Theo dõi

Đề tài

Để theo dõi một chủ đề cụ thể, nhấn vào ngôi sao ở đầu Đề tài, gần tiêu đề. Nó sẽ chuyển sang màu xanh. Nếu nó đã có màu xanh, tức là bạn đang theo dõi đề tài đó rồi.

Khi theo dõi, bạn sẽ nhận được thông báo về bất kỳ sửa đổi nào vào Đề tài này. Bạn cũng sẽ thấy một mục mới trong danh sách theo dõi của mình.

Khi bạn tạo một Đề tài, bạn sẽ tự động theo dõi Đề tài đó.

Trang thảo luận

Để theo dõi toàn bộ trang thảo luận, nhấn vào ngôi sao ở đầu trang, gần ô tìm kiếm. Nó sẽ chuyển sang màu xanh. Nếu nó đã có màu xanh, tức là bạn đã theo dõi trang này rồi.

Khi theo dõi, bạn sẽ nhận được thông báo về bất kỳ sửa đổi nào về miêu tả bảng tin hay bất cứ chủ đề mới đăng trên trang thảo luận đó. Bạn cũng sẽ thấy một mục mới trong danh sách theo dõi của mình.

Thông báo

Bạn có thể tắt thông báo Thảo luận Cấu trúc trong tùy chọn thông báo của mình. Danh sách theo dõi của bạn sẽ vẫn được cập nhật với những dòng mới khi có ai đó thay đổi bất cứ điều gì trên trang thảo luận bạn theo dõi hoặc khi có ai đó trả lời một Đề tài bạn theo dõi.

Xem và lưu trữ

Tất cả các Đề tài hiển thị trên bảng thông tin đều nằm trong mục lục. Bạn có thể xem tất cả các Đề tài trong mục lục này.

Lưu trữ là hoàn toàn tự động: tất cả các thảo luận sẽ biến mất khi nó không còn hoạt động. Bạn có thể xem các Đề tài cũ hơn bằng cách kéo xuống cuối trang, hoặc bằng cách tìm trong mục lục.

Xem thêm